Nguyễn Văn Thạc và quan niệm về việc ghi nhật ký Một trang sách trong quyển Mãi mãi tuổi 20 Hình ảnh: Anh Anh Đây là quan n...
Nguyễn Văn Thạc và quan niệm về việc ghi nhật ký
Một trang sách trong quyển Mãi mãi tuổi 20 Hình ảnh: Anh Anh |
Người ta viết Nhật ký có rất nhiều phương pháp - Và mỗi người tùy theo ý thích và sự quen thuộc của mình mà ghi chép. Có người chỉ thích viết ý nghĩ, có người hoàn toàn ghi những sự kiện nhỏ nhặt hằng ngày - Còn mình, mình không biết thế nào, có lẽ vừa ghi những sự kiện, vừa ghi những suy nghĩ - Nhiều lúc cũng khó mà phân biệt đâu là suy nghĩ, đâu là sự kiện - Và sự trộn lẫn ấy - là một điều rất quí (...) Việc rút ra những ý nghĩa từ trong hiện tượng ngay tức khắc có một tác dụng rất lớn lao - nó cho phép người ta tìm thấy và nắm chắc bản chất sự vật và không sa vào cái vụn vặt, không bị choáng trước những hinh thức màu mè ở bên ngoài.
... Vấn đề chủ yếu vẫn là anh viết Nhật ký để làm gì? Anh có lấy Nhật ký làm bạn đường nghiêm khắc và tốt bụng để đưa đường cho anh? Hay là anh lấy Nhật ký làm đồ trang sức, làm một cái gì đó để khoe khoang. Hay tệ hơn, làm một cái bồ để trút vào đó những lời than thở, những suy nghĩ giả tạo, nhằm đắp điếm cho một con người giả tạo, sống rất tồi, rất nghèo nàn mà cứ tưởng mình phong phú và bận rộn lắm với công việc hằng ngày..."
Không có nhận xét nào