Em xin được phép đăng lại bài đăng này của phóng viên Băng Thanh, báo Cà Mau http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=25628 nh...
Em xin được phép đăng lại bài đăng này của phóng viên Băng Thanh, báo Cà Mau http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=25628 như để em ôn lại kỷ niệm và ký ức về thầy của em. Em chân thành cảm ơn.
Ngọn lửa từ trái tim
Cập nhật ngày: 03/01/2013 17:11:06
Cập nhật ngày: 03/01/2013 17:11:06
Với dáng vẻ nghiêm nghị, giọng nói trầm
ấm, nụ cười hiền trên môi, ông say sưa kể về công việc mới, về niềm tin và khát
vọng cống hiến ở tuổi gần bước vào ngưỡng lục tuần. Rồi khi nói về trường cũ,
mắt ông ánh lên niềm hạnh phúc...
33 năm, vượt qua bao
thăng trầm nhưng đầy vinh quang
của nghề giáo, NGƯT Nguyễn Ái, Hiệu trưởng
Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Đầm Dơi,
không ngừng đóng góp công sức, trí tuệ đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà.
33 năm vì sự nghiệp trồng người, NGƯT Nguyễn Ái vẫn say mê và khát khao cống hiến. |
Đam mê và duyên nợ
Phó Hiệu trưởng Trường THPT
Đầm Dơi Võ Thanh Hùng nói về ông với niềm tự hào: “Những thành quả mà trường
đạt được hôm nay xuất phát từ sự kiên định và quyết tâm của thầy. Trường THPT
Đầm Dơi là ngôi trường THPT đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc
gia, công của thầy rất lớn”.
Gắn bó với Trường THPT Đầm
Dơi từ những ngày đầu gian khó, trường lớp xập xệ, ông đã cùng với tập thể giáo
viên và học sinh nơi đây phấn đấu vươn lên, nâng cao chất lượng dạy và học.
Đã
25 năm trôi qua nhưng niềm vui, niềm hạnh phúc ngày trường long trọng đón nhận
bằng đạt chuẩn quốc gia và cờ thi đua của Chính phủ vẫn vẹn nguyên trong lòng
ông. Đó là phần thưởng lớn nhất cho sự phấn đấu hết mình vì sự nghiệp “trồng
người”.
Nhớ ngày rời Hà Tĩnh, vùng
đất “địa linh nhân kiệt”, chàng thanh niên trẻ bắt đầu xây dựng “nền tri thức”
tại Trường Đại học Sư phạm Vinh. Thời đó, ông mê đọc sách, tiểu thuyết, rồi dần
“say” với những câu chuyện kể về những con người kỳ bí, về vùng đất mới xa xôi
được đặt tả hết sức hấp dẫn trong các tác phẩm: Rừng U Minh, Đất rừng phương
Nam…
Tốt nghiệp đại học trong
bối cảnh đất nước cần tăng cường công tác giáo dục về miền Nam, được tự lựa
chọn đăng ký về các trường giảng dạy, ông quyết định chọn ngay Minh Hải. Nghiệp
duyên bắt đầu từ đó.
Trước khi “bám trụ” tại mảnh đất Đầm Dơi này, ông từng
công tác tại Trường THPT Giá Rai, rồi về Thới Bình, ngược lên Vĩnh Lợi, đến năm
1987 mới khăn gói về “ở luôn” Trường THPT Đầm Dơi.
Những năm tháng đó, ông
trải qua muôn vàn khó khăn, vất vả, đời sống giáo viên nghèo, cơ cực, nhưng
bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, ý chí vươn lên khẳng định mình, ông đã gặt hái nhiều
“mùa quả ngọt”.
Thầy Võ Thanh Hùng nhớ lại,
năm 1991, kỷ cương nền nếp của trường đã tương đối ổn định, nhưng một số giáo
viên vì cuộc sống chật vật nên chưa phát huy hết năng lực của mình khi đứng
trên bục giảng.
Lúc đó, chính ông, với cương vị hiệu trưởng, mỗi lần họp, đều
nêu cao quyết tâm, động viên tinh thần đoàn kết, thắp lên ngọn lửa khát vọng và
tâm huyết với nghề, vì học sinh thân yêu trong từng cán bộ, giáo viên.
Công
việc dù bộn bề, ông vẫn dành thời gian thăm lớp, nắm bắt tâm tư giáo viên, động
viên mọi người cùng nắm tay nhau vượt qua khó khăn, thiếu thốn.
Hai năm sau đó, trường bắt
đầu sôi nổi các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, thi đua làm giáo án, làm
hồ sơ sổ sách... Chất lượng dạy và học nâng lên từng năm. Thế nhưng, điều khiến
ông trăn trở nhất là kết quả đại trà thấp, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh đỗ tốt
nghiệp không cao. Ông cứ ray rứt, băn khoăn, tự đặt ra câu hỏi và tìm ra nguyên
nhân, biện pháp khắc phục.
Không ngừng cống hiến
Trân trọng thế hệ trẻ, ngay
khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã biết sức học của từng em. Vì
thế, khi học sinh của trường sau khi tốt nghiệp đại học xin về trường công tác,
ông sắp xếp các em đúng vị trí để phát huy hết năng lực sở trường của mình. Thế
hệ này đến thế hệ sau đều tin tưởng vào sự trân trọng người tài của ông. Học
sinh ra trường đều hướng về nơi này mong được tiếp bước cống hiến cho quê
hương.
Cô giáo Huỳnh Hồng Vui,
giáo viên dạy văn của trường, cũng là cựu học sinh của trường, bùi ngùi: “Ký ức
sâu đậm trong tôi ngày còn học ở ngôi trường này là hình ảnh một người thầy
cháy hết mình trên bục giảng. Thầy rất nghiêm khắc trong giờ học nhưng rất hoà
nhã và bao dung”.
Ngày ông nhận quyết định về
ngôi trường mới, trong niềm lưu luyến gửi trao tâm sự, nhiều thầy cô không cầm
được nước mắt trước những lời giã từ chân tình của ông: “Ngôi trường này là
ngôi nhà thứ hai của tôi. Và Đầm Dơi đã trở thành quê hương thứ hai mà tôi muốn
gắn bó”.
Thầy Hùng bộc bạch: “Dù
thầy Ái không còn công tác ở ngôi trường này nhưng trong tâm tư của tập thể cán
bộ, giáo viên nhà trường, thầy mãi mãi giữ vị trí cao quý và là hiệu trưởng
đáng kính đối với bao thế hệ giáo viên, học sinh. Chúng tôi sẽ phấn đấu thực
hiện tâm nguyện của thầy: Trường THPT Đầm Dơi sẽ “đổi mới để khẳng định, để
phát triển, để vươn xa””.
Chuyển công tác về Trường
THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, trong lòng ông lại trăn trở, nghĩ suy về hướng đi
cho ngôi trường mới, tìm biện pháp mới để nâng cao chất lượng học tập, nâng cao
kiến thức và tạo điều kiện cho các em học sinh của trường phát huy sáng tạo,
khẳng định vị thế ngôi trường “thủ lĩnh” của ngành giáo dục tỉnh nhà.
Để tạo dựng niềm tin ở ngôi
trường mới, bản thân ông tự nhủ phải dốc hết tâm sức hoàn thành trọng trách
được giao phó. Khát vọng và niềm đam mê càng bùng cháy, ông miệt mài làm việc,
ngày đêm đọc sách, học ngoại ngữ, mày mò tìm kiếm thông tin hữu ích trên
internet...
Thời gian đã điểm sương trên mái tóc nhưng tấm lòng và nhiệt huyết
với sự nghiệp “trồng người” vẫn như ngọn lửa cháy mãi trong tim ông…./.
Bài
và ảnh: Băng Thanh
Không có nhận xét nào