Page Nav

HIDE

Breaking News:

latest

Ads Place

Trung tá – Nhà báo Phan Tùng Sơn và những câu chuyện được kể lại sau những chuyến đi

Trung tá – Nhà báo Phan Tùng Sơn và những câu chuyện được kể lại sau những chuyến đi Tôi đã được gặp và giao lưu trực tiếp với nhà báo...

Trung tá – Nhà báo Phan Tùng Sơn và những câu chuyện được kể lại sau những chuyến đi


Tôi đã được gặp và giao lưu trực tiếp với nhà báo Phan Tùng Sơn, phó đại diện phía nam của báo Quân đội Nhân dân trong một dịp ở chương trình: “Diễn đàn Tuổi trẻ với Biển đảo Quê hương” do Đoàn khoa Báo chí và Truyền thông tổ chức vào sáng ngày 6/11/2011 tại hội trường D, cơ sở Đinh Tiên Hoàng, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Ngày ấy, tôi chỉ biết được anh qua những điều anh chia sẻ về biển đảo quê hương. Và đây là lần thứ 2 tôi được giao lưu với anh để được biết thêm về anh, một nhà báo chiến sĩ có tâm hồn lãng mạn và cả những câu chuyện được kể từ sau những chuyến đi của anh.

Trung tá – Nhà báo Phan Tùng Sơn trò chuyện trong buổi giao lưu với lớp Báo chí khóa 2011, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn                        Ảnh: Gia Anh Anh
“Lính và báo trong tôi 2 là 1” Phan Tùng Sơn

Nơi Trường Sa vạn dặm biển khơi

Biển đảo, Trường Sa với anh là những kỷ niệm khó quên. Được trưởng thành từ quân đội, bén duyên với nghề báo và gắn với nghề, nhà báo Tùng Sơn đã có cơ hội đến với Trường Sa 4 lần, trong đó là hết 3 lần là anh được ghé thăm nhà giàn DK1. Mỗi lần anh đến với vùng đất thiêng liêng này là trong anh tràn ngập bao cảm xúc. Anh thấm được cái xót mắt vì gió, vị mặn từ biển và cả những khó khăn thiếu thốn nơi Trường Sa. Có những lần ghé thăm đảo thì anh ở lại nơi ấy cả tuần. Dù sóng gió, biển động cấp 5, cấp 6 rất vất vả, nhưng anh không ngại khó và anh đã viết được 60 đến 70 bài báo về Trường Sa. Anh Tùng Sơn tâm sự: “Trường Sa đẹp từ đất đến người, tôi ấn tượng từ mẫu san hô dù chỉ nhỏ hay là chỉ một cành cây. Tất cả đều gợi cho tôi biết bao cảm xúc.” Không hiểu sao, khi nghe anh tâm sự thì xúc cảm trong tôi trào dâng mạnh mẽ, có gì đó lạnh chạy dọc sóng lưng. Anh ấn tượng về Trường Sa, còn tôi thì ấn tượng về anh, về những câu chuyện từ Trường Sa rộng lớn mà anh mang về để kể cho mọi người nghe trong đó có câu chuyện của hai chú chó là dũng sĩ săn bắt chuột ngoài ấy. Câu chuyện ngắn gọn nhưng đầy tính nhân văn. Đó là tình bạn của hai chú chó, dù Cua có bị lâm nạn thì Bốp cũng lao theo, đến khi bất lực không cứu được thì chạy về cầu cứu các anh chiến sĩ, tình cảm quý mến của các anh chiến sĩ dành cho 2 chú chó đáng yêu.

Những khi tác nghiệp với nghề báo

“Trong Cuộc chiến chống cháy rừng U Minh Thượng, Tôi đã từng thuê võ lãi để luồn mọi ngóc ngách đi tìm nguyên nhân cháy rừng là do con người chứ không phải do tự nhiên. Lúc đó gặp sự cố vì bị nghi oan là không chịu bám địa bàn mà đi ngủ khách sạn. Sau đó bị Tổng cục chính trị bắt làm bản tường trình.” – Nhà báo Phan Tùng Sơn cười chia sẻ.

Anh Tùng Sơn tốt nghiệp sĩ quan, nhưng lại đam mê viết nên được tham gia viết báo cho Quân đội Nhân dân. Qua những điều mà anh kể tôi thấy mình cần phải học hỏi ở anh rất nhiều để trở thành một nhà báo chân chính. Với anh, nhà báo là phải nghe bằng 2 tai, bằng cái đầu, trái tim và cả lí trí. Anh nhận thấy được nghề đã chọn mình, chứ mình cũng chẳng chọn nghề cho nên với anh, khi thực hiện một bài viết hay một chương trình thì đến khi xong bài viết, xong chương trình thì anh đều đón nhận những đóng góp, ý kiến, nếu có sai, có thiếu sót thì tự khắc phục để những lần sau được hoàn thiện hơn. Anh quan niệm rất rõ: “nhà báo là phải đi, ngồi trong phòng rồi viết thì không phải nhà báo bởi chỉ có những gì được viết từ cuộc đời thật, con người thật thì mới thật. Mà viết làm sao phải nhân văn, phải hướng về xã hội và con người. Bởi chính mỗi nhà báo góp phần làm cho xã hội này đẹp lên cho nên phải luôn chú trọng tính nhân văn trong mỗi bài viết”. Những lời tâm sự càng khiến tôi thấy được anh là một con người trách nhiệm và gắn với nghề. “Chuyện gì cũng có những sự cố của riêng nó. Tác nghiệp cũng sẽ có lúc dẫn đến nhiều hệ lụy. Nhưng quan trọng bạn hãy giữ cho cái tâm của mình trong sáng, bình tĩnh trước mọi tình huống, đừng nao núng.” 

Nhà báo Phan Tùng Sơn trò chuyện trong buổi giao lưu với lớp Báo chí khóa 2011, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn                                               Ảnh: Huỳnh Dũng Nhân


Từ nhà báo chiến sĩ kiêm MC truyền hình

Là lính, có tài năng viết lách nhưng không ai nghĩ là anh sẽ là MC. Nhưng rồi anh đã đi vào lòng khán giả một cách nhẹ nhàng, sâu lắng với giọng nói trầm ấm, truyền cảm nhưng đầy hào khí của yếu tố chính luận. Tính đến nay anh đã dẫn hơn 30 chương trình truyền hình trực tiếp liên quan đến biển đảo, quốc phòng, quê hương đất nước.

 Duyên MC đến với anh nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày báo Quân đội nhân dân ra số đầu tiên, tòa soạn của anh phối hợp với HTV thực hiện một chương trình giao lưu trực tiếp tại TP. Hồ Chí Minh. Ban Biên tập và Cơ quan Đại diện phía Nam muốn có một MC là “người nhà” để có thể truyền tải được cái hồn của kịch bản, của chương trình đến với công chúng. Và anh đã được các thủ trưởng tin tưởng trao cho trọng trách này. “Trước khi lên sóng, tôi đã phải trải qua các cuộc “sát hạch” gắt gao của Ban tổ chức và đạo diễn truyền hình. Thú thực là tôi đã rất lo lắng và chịu áp lực rất lớn, đến khi chương trình kết thúc được mọi người đến bắt tay, tặng hoa chúc mừng, tôi mới dám thở mạnh”. “Ở chương trình Đinh ninh lời Bác, khi dẫn xong, về nhà tôi xem lại thì phát hiện mình đứng dang chân nhìn hơi kỳ. Cũng không ai trách vì đó là tướng đứng trong quân đội, nhưng mà tôi tự thấy ngại nên lần sau tôi đã khắc phục cách đứng của mình để dễ nhìn hơn”.

“Làm thơ ngấm từ lâu trong người tôi". Đến ngày hôm nay tôi mới biết được anh Tùng Sơn còn là một người lãng mạn đa tình. Có lẽ người ta nói đúng. Lính là thế, hay đa tình, hay lãng mạn mơ mộng. Anh thể hiện sự lãng mạn ấy qua những câu thơ do chính anh sáng tác, và cả những bài hát với chất giọng ấm, ngọt ngào.

“Nàng Bân đan áo chưa xong
Ai đem rét muộn sang sông mất rồi
Bây giờ em bây giờ tôi
Chông chênh nắng hạ một trời không nhau
Ai làm khô héo hoa cau
Ai đem một nửa lá trầu sang ngang…”

(Tháng Ba, Phan Tùng Sơn)

Nhà báo Tùng Sơn hát giao lưu với bạn sinh viên lớp Báo chí khóa 2011
Ảnh: Gia Anh Anh


Trung tá – Nhà báo Phan Tùng Sơn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1971 tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Anh lớn lên trong cuộc sống vất vả, thậm chí có lúc phải đối mặt với những cái đói khủng khiếp. Anh thi đậu đại học, nhưng vì không có tiền đi học nên anh liền đi bộ đội vào ngày 21/3/1991. Vào môi trường quân đội, anh khẳng định được bản thân mình. Khi tốt nghiệp hạ sĩ quan thì anh phấn đấu học tiếp lên sĩ quan tại Học viện chính trị ở Bắc Ninh và học hết 4 năm ở đó.Anh ra trường làm trong môi trường quân đội, bén duyên với nghề báo và MC. Tính đến nay, anh đã dẫn hơn 30 chương trình truyền hình trực tiếp liên quan đến biển đảo, quốc phòng, quê hương đất nước.Anh đoạt được 14 giải báo chí quốc gia. Trong đó “Cuộc chiến chống cháy rừng U Minh Thượng” đã đoạt được giải A, giải báo chí quốc gia.Anh còn được mệnh danh là “vua phá lưới” trong một trận đấu bóng đá với các chiến sĩ Trường Sa khi ra thăm Trường sa.

Gia Anh Anh
(Dương Kiều Diễm) 

ليست هناك تعليقات

Latest Articles